Hôi miệng ở trẻ - Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để
Hôi miệng ở trẻ chiếm khoảng 60% luôn khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Trẻ bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích nhất về thông tin này nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng
Số lượng trẻ bị hôi miệng ngày càng tăng và không có dấu hiệu dừng lại. Nhiều phụ huynh rất lo lắng việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị như thế nào cho hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân theo nghiên cứu mới nhất để có thể xác định được tình trạng răng miệng của trẻ.
Các nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ*
Mắc phải các bệnh về đường hô hấp
Trẻ em có sức đề kháng rất yếu, dễ bị nhiễm bệnh nên thường mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…là nguyên nhân khiến cho hơi thở trẻ có mùi.
Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Trẻ em thường rất sợ phải đánh răng hàng ngày và nếu có cũng chỉ đánh qua loa và không thực hiện đúng cách. Nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không dạy bé cách vệ sinh đúng thì những thức ăn còn sót lại trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tạo ra mùi hôi và hình thành bệnh hôi miệng ở trẻ.
Xem thêm bài viết liên quan đến nha khoa: bị hóp thái dương
Mắc phải các bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, cao răng hoặc viêm chân răng làm trẻ sưng lợi, không được làm sạch nên hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Trẻ thường hay thích ăn đồ ngọt, nhất là vào buổi tối mà không vệ sinh lại răng miệng khiến các mảng bám lưu lại qua đêm và gây ra mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, thói quen ngậm kẹo hoặc uống nhiều nước ngọt có gas chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.
Những thói quen xấu dễ làm trẻ bị hôi miệng
Thói quen mút tay hay ngậm ti giả khiến các vi khuẩn có thể đi vào miệng bé và làm hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu.
Ảnh hưởng của hôi miệng ở trẻ như thế nào?
- Hôi miệng ở trẻ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách và sức khỏe của bé.
- Hôi miệng khiến trẻ chán ăn, lười ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
- Khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp với bạn bè, ít nói hơn và có thể mặc bệnh trầm cảm.
- Nếu nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng hay cơ thể mà không điều trị hợp lý sẽ khiến bệnh càng nặng hơn và điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Những nguy hiểm trẻ có thể gặp phải nếu bị bệnh hôi miệng*
Trị hôi miệng ở trẻ như thế nào?
Dạy trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách
Các bậc cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên như đánh răng, súc miệng thường xuyên mỗi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu trẻ còn nhỏ chưa thể đánh răng thì có thể dùng gạc mềm thấm nước lau sạch răng miệng cho trẻ. Thực hiện nhẹ nhàng để không làm đau trẻ.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Thực đơn của trẻ nên hạn chế một số gia vị có mùi như hành, tỏi…vì đây là những nguyên nhân khiến răng có mùi hôi khó chịu. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vì chúng dễ gây ra sâu răng và các bệnh lý khác.
Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng định kỳ
Trung bình cứ khoảng 6 tháng bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ một lần để kiểm tra được tình hình răng miệng của trẻ chính xác. Nếu phát hiện có bệnh lý gì cũng dễ tìm ra phương pháp điều trị hợp lý. Hoặc bố mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa bệnh hôi miệng ở trẻ.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những dịch vụ nha khoa tốt tại https://cutt.ly/VwvrZyYB để có hướng chăm sóc răng miệng cho trẻ hợp lý và đúng cách.
NH
Hôi miệng ở trẻ - Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để
Reviewed by Tẩy trắng răng
on
19 tháng 1
Rating: