Răng khôn nên nhổ bỏ trong trường hợp nào?
Răng khôn là chiếc răng được cho là khó chiều nhất trên cung hàm bởi mọc lên cuối cùng còn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến răng miệng và sức khỏe của cơ thể. Thông thường răng khôn mọc trong khoảng thời từ 17-25 tuổi nhưng một vài trường hợp răng khôn mọc sớm. Vậy mọc răng khôn trong thời gian bao
lâu? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề nay qua bài viết sau đây.
Mọc răng khôn sớm có ảnh hưởng gì không?
Từ trước đến nay bác sĩ chỉ có thể ước lượng độ tuổi mọc răng và đưa ra khỏang thời gian dựa vào tình trạng của nhiều người, chứ thực tế răng khôn mọc không theo một thời gian hoặc một độ tuổi nào nhất định, có người mọc rất trễ, có người chỉ mới 14-15 tuổi thì răng đã mọc rồi. Vì thế bạn không cần lo lắng bởi hiện tượng này không có gì bất thường bạn nhé. Các mầm răng khôn đã xuất hiện từ lúc 5 tuổi, bắt đầu mọc nhú từ lúc 16-17 tuổi và cứ thế tiếp tục mọc lên đến khi bạn 21 tuổi và hoàn chỉnh hình dạng thường là vào năm 25 tuổi.
Nhưng thường thì khi răng khôn mọc không đảm nhiệm bất kì nhiệm vụ gì trên cung hàm lại mọc ở vị trí góc trong cùng nên rất khó khi vệ sinh vì vậy nó là một trong những tác nhân khiến răng miệng gặp phải các bệnh lí thông thường và gây ra mùi hôi miệng.
Chưa kể đến việc răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược do không đủ vị trí lúc răng trồi lên gây ảnh hưởng không nhỏ đến chiếc răng số 7 bên cạnh lâu dần có thể ảnh hưởng đến cả hàm răng. Vì thế khi răng khôn mọc, bác sĩ vẫn thường khuyên bạn nên nhổ bỏ chúng đi để tránh những tác hại nguy hiểm sau này.
Răng khôn nên nhổ bỏ trong trường hợp nào?
Khi răng khôn mọc, trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng. Có nên nhổ răng khôn không cần thiết thực hiện trong những trường hợp sau:
- Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn mọc lệch cũng như do sang chấn của răng đối diện tới mô mềm phía trên răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh.
- Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng hoặc áp xe xương ổ răng.
- Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn giắt vào bên trong và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng.
- Răng khôn là một trong những nguyên nhân gây răng chen chúc, khấp khểnh vì răng khôn thường mọc lệch trên cung hàm và đẩy các răng kế bên về phía trước.
- Răng khôn mọc lệch xa có thể gây cắn vào má, nếu không có răng đối, răng khôn có thể mọc chồi ra, cắn vào lợi phía đối diện gây sang chấn, làm tăng nguy cơ ung thư do sang chấn kéo dài.
Răng khôn nên nhổ bỏ trong trường hợp nào?
Reviewed by trám răng tư vấn
on
23 tháng 4
Rating: