Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Những trường hợp phải điều trị tủy

Tủy răng muốn điều trị phải được thăm khám và kiểm tra bởi các bác sĩ uy tín và có chuyên môn. Vậy đâu là những trường hợp mà bạn có thể điều trị tủy?

Những trường hợp phải điều trị tủy răng

Sâu răng và vi khuẩn gây hại được xem là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng. Tiến trình vi khuẩn tồn tại và phát triển trong thời gian dài sẽ phá hủy men răng và ngà răng. Nếu như sâu răng không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn mô răng sẽ bị phá hủy nhiều.

Răng bị đau buốt khi nhai, hoặc ăn uống thức ăn nóng lạnh chua ngọt hay khi thức ăn bị rơi vào lỗ sâu cũng là một dấu hiệu cho thấy tủy bên trong đang bị tổn thương. Với trường hợp này nên tiến hành điều trị tủy ngay vì nếu để lâu ngày răng sẽ nhạy cảm và rất khó có thể cảm nhận được thức ăn một cách dễ dàng.
Những trường hợp khách hàng bị sâu răng cần điều trị tủy hiệu quả

Răng đau nhức âm ỷ kéo dài. Trường hợp này mức độ đau sẽ gia tăng theo từng giai đoạn bị viêm tủy. Ở giai đoạn đầu, viêm tủy khởi phát chỉ là những cơn đau nhẹ thoáng qua. Chỉ đến khi bước sang gia đoạn viêm tủy cấp tính sẽ biến tướng thành những cơn đau dữ dội làm ảnh hưởng đến vùng mắt, đầu và tai.Nếu không tiến hành điều trị tủy kịp thời khi chuyển sang gia đoạn cấp tính có thể là những cơn đau âm ỷ kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Nướu bị thâm, sưng tấy, không còn khả năng giữ được vẻ hồng hào, khỏe mạnh như bình thường.
Do chấn thương khiến cho răng bị vỡ lớn sát vào phần chân răng khiến cho tủy bên trong cũng bị tổn thương, rất dễ bị tấn công bởi những tác nhân bên ngoài.

Xuất hiện túi mủ trắng ở trên nướu. Khi bạn ấn tay vào phần đó thấy hơi đau và có thể chảy mủ ra xung quanh chân răng. Túi mủ này thường không gây nhiều đau đớn cho người mắc phải nhưng người bệnh rất khó vệ sinh răng miệng, đồng thời còn gây mùi khó chịu.

Những dấu hiệu tiềm ẩn trên đây đều là những thông báo cho thấy tủy răng đang bị viêm nhiễm nghiêm trọng, nên việc điều trị tủy cũng mất nhiều thời gian và cũng khá tốn kém. Thậm chí bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ bị mất răng, Chính vì vậy, để có thể chủ động kiểm soát bệnh sớm lây lan, làm ảnh hưởng đến tủy răng, bạn nên đến khám nha khoa định kỳ khoảng 4-6 tháng/lần. Tại đây, các bác sĩ sẽ giúp bạn luôn giữ được nụ cười khỏe mạnh trên môi.


Điều trị tủy có đau không?

Khi tiến hành điều trị tủy, bạn sẽ chịu một chút đau nhẹ ở vị trí răng cần điều trị. Tuy nhiên, so với việc phải chịu đau đớn khi răng bị viêm tủy thì cơn đau buốt nhẹ do điều trị tủy sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Khi điều trị tủy răng, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí răng bị bệnh lý. Thuốc gây tê không làm ảnh hưởng gì đến thần kinh mà chỉ tăng khả năng chịu đau của bạn, giúp bạn không còn cảm thấy đau nhức trong quá trình điều trị tủy.

Nha sĩ tiêm thuốc gây tê trước khi tiến hành điều tị tủy

Sau 2-3 giờ, thuốc gây tê sẽ tan đi, tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể cảm thấy đau hay ê buốt nhiều hoặc ít ở vị trí điều trị tủy. Sau một ngày, răng sẽ trở lại bình thường và bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nữa.

Sau khi điều trị tủy xong, có mộ số trường hợp vẫn bị ê buốt răng, nếu rơi vào trường hợp này thì bạn sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Sau một vài ngày bạn sẽ trở lại bình thường và không có gì đáng lo ngại cả.

Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám cho bạn để kiểm tra lại tình trạng răng sau điều trị tủy. Bạn nên đến đúng hẹn để đảm bảo kết quả điều trị tủy được như mong đợi. Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý khác về răng miệng.

Những trường hợp phải điều trị tủy Reviewed by Han quoc tham my on 28 tháng 8 Rating: 5
All Rights Reserved by NÂNG MŨI 3D CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.